Hiện nay, website đang ngày càng phổ biến và trở nên càng nhiều nên sẽ có cả những trang web ảo giả danh để lừa người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng xấu đến uy tín của doanh nghiệp bị giả mạo. Vì vậy, doanh nghiệp nên đăng ký, thông báo website với Bộ Công Thương để tạo sự uy tín và hạn chế sự giả danh từ các website lừa đảo. Thông qua khai báo website Bộ Công Thương sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể dành nhiều thời gian để tìm hiểu chi tiết về cách thức và các thủ tục liên quan đến quy trình đăng ký, vì vậy dịch vụ khai báo website Bộ Công Thương ra đời nhằm giúp các doanh nghiệp khai báo đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất.
1/ Tại sao phải doanh nghiệp phải khai báo website với Bộ Công Thương?
Căn cứ pháp lý: Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013, thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, và Nghị định số 185/2013/ND-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại… ban hành ngày 15/11/2013, yêu cầu tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương.
Các đơn vị không thực hiện đăng ký, thông báo cho website như quy định sẽ phải chịu các hình thức xử phạt. Bởi vậy, việc đăng ký, thông báo website thương mại điện tử sẽ đảm bảo công ty, doanh nghiệp của bạn đáp ứng đầy đủ quy định, tránh tình huống bị xử phạt không đáng có.
2/ Khi doanh nghiệp khai báo website Bộ Công Thương sẽ nhận được những gì?
2.1/ Gia tăng sự uy tín về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh trên website
Các website thương mại điện tử đã được đăng ký, thông báo sẽ được gắn logo kèm đường dẫn đến website chính thức của Bộ Công Thương. Khi khách hàng nhìn thấy logo của Bộ, họ sẽ biết được rằng công ty, doanh nghiệp của bạn đã hoàn tất các thủ tục đăng ký và có khả năng đáp ứng được đầy đủ điều kiện kinh doanh trực tuyến. Nhờ vậy, khách hàng sẽ cảm thấy tin tưởng và an tâm hơn khi chọn mua các sản phẩm, dịch vụ mà website của bạn cung cấp.
2.2/ Khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp.
Trong quá trình tiến hành đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương về hoạt động của trang thương mại điện tử, chủ sở hữu sẽ phải cung cấp được các tài liệu xác minh hàng hóa, dịch vụ cũng như các giấy tờ xác nhận hoạt động kinh doanh. Do đó, khi website được đăng ký và thông báo với Bộ Công Thương, điều đó đồng nghĩa website – doanh nghiệp đã tuân thủ theo các quy định của Bộ Công Thương và được xác nhận, kiểm duyệt về độ chính xác. Đây là cơ sở để khách hàng có những căn cứ xác thực để tin dùng sản phẩm của doanh nghiệp, cá nhân bán hàng.
Thương hiệu của website thương mại điện tử nói chung và các sản phẩm, dịch vụ nói riêng đều có thể tạo dựng được hình ảnh đáng tin cậy, gia tăng sự tin tưởng của khách hàng.
2.3/ Tránh những khoản phạt không đáng có trong quá trình vận hành website.
Theo Nghị định số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động bán hàng mà không thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định sẽ chịu hình thức xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Không chỉ vậy, khi thông báo hoặc đăng ký website với Bộ Công Thương, với những sai sót, gian dối trong việc cung cấp, bổ sung, sửa đổi thông tin, hình phạt có thể dao động từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.. Nếu xem xét đầy đủ hoạt động của trang trong giai đoạn chưa đăng ký, thông báo và hoàn tất hồ sơ thì mức phạt này còn có thể tăng lên đáng kể.
– Mức phạt dao động từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với trường hợp không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
– Mức phạt tiền là 20.000.000 đồng đến 30.000.000 nếu như cá nhân, doanh nghiệp có những hành vi như gian dối, hay cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.
Như vậy, việc không thông báo/ đăng ký website với Bộ Công Thương sẽ bị phạt tiền. Và lại, việc khai báo trong bản đăng ký cũng phải chính xác để tránh những hậu quả pháp lý về sau.
3/ Lợi ích khi doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai báo website Bộ Công Thương.
3.1/ Đánh giá, phân loại website giúp doanh nghiệp.
Dịch vụ khai báo website Bộ Công Thương sẽ phân tích, kiểm tra, đánh giá toàn bộ trang website của khách hàng dựa trên quy định của Bộ Công Thương để phân loại website thuộc dạng nào và cần đăng ký với Bộ Công Thương hay chỉ cần thông báo với Bộ Công Thương
3.2/ Đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và tận tâm.
Đội ngũ của dịch vụ khai báo website Bộ Công Thương sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc, gỡ rối các vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký website thương mại điện tử. Doanh nghiệp sẽ không phải đau đầu suy nghĩ về việc cần phải làm gì, cần chuẩn bị những hồ sơ nào, nếu hồ sơ không được xét duyệt sẽ cần xử lý ra sao,… Doanh nghiệp chỉ cần giao lại nhiệm vụ đó cho bên dịch vụ và chờ đợi kết quả sau cùng.
3.3/ Hỗ trợ đầy đủ trong toàn bộ quy trình đăng ký.
- Khi sử dịch vụ khai báo website Bộ Công Thương, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ đầy đủ các bước, đảm bảo đúng theo quy trình.
- Tư vấn và hỗ trợ thiết lập giao diện, tạo lập các trang thông tin hướng dẫn sử dụng, chính sách bảo mật, chính sách đổi trả,… trên website;
- Tiến hành đăng ký tài khoản và cung cấp đầy đủ thông tin đăng ký theo yêu cầu, cung cấp đầy đủ giấy tờ đặc thù cho website thương mại điện tử ở từng nhóm ngành, lĩnh vực riêng biệt;
- Giải quyết các tình huống phát sinh khi hồ sơ đăng ký không được chấp nhận;
- Hỗ trợ chèn logo, đính kèm link của Bộ Công Thương lên website sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký.
- Dịch vụ đăng ký website với Bộ Công Thương các website: bán hàng, thương mại điện tử, kinh doanh dịch vụ trên Internet với hình thức website.
3.4/ Hoàn thành đăng ký trong thời gian sớm nhất.
Với website thông báo với Bộ Công Thương, dịch vụ thường từ 20-45 ngày, dịch vụ nhanh 3-5 ngày. Với website đăng ký với Bộ Công Thương, dịch vụ thường từ 3-6 tháng, dịch vụ nhanh: từ 10-15 ngày
Nắm được yêu cầu và quy trình thực hiện thông báo, đăng ký website với Bộ Công Thương chi tiết, đội ngũ dịch vụ khai báo website Bộ Công Thương có thể tiến hành đăng ký các trang TMĐT một cách nhanh chóng, hiệu quả, tránh để khách hàng phải chờ đợi quá lâu, đáp ứng lộ trình vận hành hoạt động của website theo kế hoạch của các công ty.
4/ Các Website cần phải khai báo với Bộ Công Thương bao gồm:
Các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: các website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại.
Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại:
– Sàn giao dịch thương mại điện tử: là những website cho phép người dùng lên đăng tin rao vặt, mua bán, trao đổi (chotot.vn, 5giay.vn,…) hoặc cho phép tạo gian hàng trực tuyến (vatgia, enbac,…) hoặc đại diện người dùng bán hàng và thu phí dịch vụ (không phải mua đứt bán đoạn).
– Website khuyến mại trực tuyến: Website khuyến mại trực tuyến là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
Ví dụ: www.vietbox.vn, www.hotdeal.vn, ebay.vn
– Website đấu giá trực tuyến: Website đấu giá trực tuyến là website thương mại điện tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tổ chức đấu giá cho hàng hóa của mình trên đó.
Ví dụ: www.handheld.com.vn, hotdeal.vn, cungmua.vn,…
Kết luận.
Việc thông báo Website thương mại điện tử lên Bộ Công Thương không chỉ là quy định bắt buộc của pháp luật mà đó còn là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao được uy tín, khẳng định được thương hiệu của mình đối với các đối tác. Admatrix mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích và hỗ trợ thêm kiến thức về lợi ích của dịch vụ khai báo website Bộ Công Thương giúp doanh nghiệp đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất